Tinh dầu sả là gì? Công dụng của tinh dầu sả chanh |Đại Hưng Pharma
28/12/2020 23:33
Tinh dầu sả từ rất lâu đã được biết đến là loại tinh dầu có nhiều công dụng quý, được các vua chúa và tầng lớp quý tộc sử dụng nhiều. Tinh dầu sả từ rất lâu đã được biết đến là loại tinh dầu có nhiều công dụng quý, được các vua chúa và tầng lớp quý tộc sử dụng nhiều.
Tinh dầu sả từ rất lâu đã được biết đến là loại tinh dầu có nhiều công dụng quý, được các vua chúa và tầng lớp quý tộc sử dụng nhiều. Đặc biệt loại tinh dầu này lại an toàn, lành tính với cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Vậy tinh dầu sả có những loại nào dùng để làm gì... hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Thông tin về tinh dầu sả
- Sả là loài cây có tên khoa học là Cymbopogon nardus, một loại cây rất phổ biến ở các quốc gia khu vực cận xích đạo và xích đạo. Bằng phương pháp chưng cất hơi nước thân và lá của cây sả mà người ta thu được tinh dầu cây sả. Loại tinh dầu này đã được sử dụng trong rất nhiều thế kỷ ở Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam,... Công dụng chủ yếu của nó là để xua đuổi côn trùng (muỗi,...), giảm đau và giảm viêm.
Thành phần hóa học của tinh dầu sả nguyên chất
- Thành phần chính trong tinh dầu sả nguyên chất gồm : Myrcene, limonene, citral, geraniol, citronellol, geranyl acetate, neral, và nerol... trong đó:
- Myrcene và limonene là hợp chất thơm.
- Citral và geraniol là chất khử mùi, kháng khuẩn mạnh và xua đuổi côn trùng.
- Ngoài ra, trong quá trình chưng cất Tinh dầu cây sả còn tạo ra hydrosol. Đây là nguyên liệu cho sản xuất các loại kem dưỡng da, dầu thơm, mỹ phẩm và xà phòng thơm sát khuẩn.
Các loại tinh dầu sả
- Hiện nay, trên khắp thế giới có tới 30 loài sả mọc hoang dại. Tuy nhiên chỉ có 3 loại sả được sử dụng chủ yếu để chưng cất thành tinh dầu bao gồm:
- Tinh dầu sả Ceylon
- Tinh dầu sả Ceylon được chiết xuất từ loài sả Sri Lanka. Thành phần của tinh dầu cây sả Ceylon gồm 27% citronellal, 14.54% geranial, 11.85% citronellol và 11.21% neral.
- Loại tinh dầu này có màu sậm, mùi hương tương tự như tinh dầu của các loài cam quýt, quế. Tác dụng tương tự như tinh sả chanh của Việt Nam.
- Tinh dầu sả Java
- Tinh dầu sả Java được chưng cất từ loài sả Cymbopogon winterianus hay loài sả đỏ hay sả xoè. Loại sả này bắt nguồn từ đảo Java ở Indonesia hiện được trồng nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Madagascar, Thái Lan, Trung Quốc,…
- Thành phần hoá học của tinh dầu sả java gồm: 40.06% geraniol, 27.44% citronellal và 10.45% citronellol.
- Do có mùi thơm nồng rất đặc trưng và không uống trực tiếp được nên loại tinh dầu này chỉ được dùng để thanh lọc không khí, đuổi côn trùng, giải tỏa áp lực và dùng trong trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Mua hàng tại đây: http://bit.ly/30bGWWi
- Tinh dầu sả chanh
- Bạn cần phân biệt rõ ràng tinh dầu sả chanh và tinh dầu chanh sả nhé theo đó:
- Tinh dầu sả chanh được làm từ cây sả chanh hay còn gọi là sả dịu, sả "ta" (Loại cây hay mọc sau vườn nhà và bán khá nhiều ngoài chợ). Loại cây này bắt nguồn từ Ấn Độ hiện được trồng nhiều tại miền Đông Nam Bộ, tây Nguyên và một số nông trường ở miền Bắc.
- Tinh dầu chanh sả được làm từ cây sả và lá cây chanh.
- Tinh dầu sả chanh có mùi thơm dễ chịu, không quá nồng. Ngoài các thành phần geraniol, citronellol, citronellal thì tinh dầu sả chanh còn chứa vitamin A, B, C,... Loại tinh dầu này được biết đến với rất nhiều công dụng từ đuổi muỗi, khử mùi, xông phòng cho đến sát khuẩn vết thương, làm dầu xoa bóp giảm đau nhức, chữa đau bụng,...
- Xét một các tổng quát thì cả 3 loại tinh dầu này đều có tác dụng như nhau. Tuy nhiên người ta thường xếp chung Ceylon và Java vào một nhóm Citronella essential oil. Còn sả chanh được nhắc đến riêng là Lemongrass essential oil.
Cách sử dụng tinh dầu sả
- Không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn thơm ngon hay hương liệu, dược liệu trong sản xuất thuốc và mỹ phẩm, cây sả khi được chưng cất thành tinh dầu có nhiều công dụng rất tốt. Cụ thể như:
Xua đuổi muỗi, côn trùng
- Tinh dầu sả có tác dụng xua đuổi muỗi rất tốt đặc biệt là tinh dầu sả java, ở Mỹ vào năm 1948 nó đã được đăng ký như một loại thuốc chống côn trùng từ thiên. Bên cạnh đó các nghiên cứu cho thất, chiết xuất tinh dầu từ sả có khả năng xua đuỗi được loài muỗi Aedes aegypti – một loài muỗi làm lây lan sốt xuất huyết.
- Sử dụng vài giọt tinh dầu cây sả lên da hoặc quần áo sẽ xua đuổi muỗi, dĩn, côn trùng,... lại gần. Còn nếu khi đã lỡ bị đốt thì bôi vào sẽ giảm sưng tấy. Ngoài ra bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu sả trong nước để xịt xung quanh nhà chống muỗi và côn trùng. Đặc biệt tinh dầu xả có tốt với trẻ sơ sinh trong trường hợp này vì không gây dị ứng hay tác dụng phụ.
Dùng để massage
- Có thể dùng Tinh dầu cây sả pha với dầu nền hay các loại kem dưỡng, dầu dưỡng để massage khắp cơ thể. Từ đó giúp thư giãn, giảm đau, nhức mỏi xương khớp, cơ bắp do vận động.
Mua hàng tại đây: http://bit.ly/3gEt9NU
Tắm tinh dầu
- Sử dụng 5-10 giọt tinh dầu vào nước tắm hay phòng xông hơi, ngâm mình từ 15-30 phút sẽ giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
- Có thể lấy 1-3 giọt tinh dầu này hòa vào 2 lít nước ấm để ngâm chân sẽ giúp giảm nhức mỏi gan bàn chân, tăng tuần hoàn của máu và dễ ngủ hơn.
Dùng để uống
- Có thể pha 3-6 giọt tinh dầu cây sả trong nước, sữa để chống sốt, nôn, chữa đầy bụng, giảm đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Bên cạnh đó uống tinh dầu sả cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột.
Trị đau bụng đầy hơi
- Tinh dầu sả tác dụng chữa đau bụng đầy hơi được rất nhiều người biết đến. uống một cốc nước ấm với 3-6 giọt tinh dầu làm giảm thiểu các vấn đề về khí vì có khả năng làm các cơ dạ dày thư giãn, giúp ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu.
Chữa hôi miệng
- Sả có hương thơm ấm, nồng nên có thể khử mùi hôi miệng khá tốt. Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu với nước súc miệng dùng hàng ngày là hơi thở sẽ thơm mát trở lại.
Làm giảm đau
-Tinh chất sả có thể giảm đau cho các loại sưng viêm và các cơn đau nhức. Chính vì vậy mà nếu bạn bị đau răng, đau khớp, đau cơ,... thì hãy uống nước có pha tinh dầu cây sả.
Mua hàng tại đây: http://bit.ly/3gEt9NU
Xông tinh dầu
- Khi có dấu hiệu ngạt mũi, cảm cúm hãy nhỏ 1-3 giọt tinh dầu xả vào khoang chứa nước của máy khuếch, tán đĩa chứa nước của đèn tinh dầu để xông phòng bệnh, diệt khuẩn.
Xông hơi
Để xông hơi, nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào máy xông mặt hoặc nồi nước nóng sau đó xông trong vòng từ 5-15 phút. Hương thơm dễ chịu sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi, giảm cảm khiến tinh thần dễ chịu, sảng khoái hơn.
Có lợi với hệ thần kinh
- Tinh dầu cây sả có thể được sử dụng để tăng cường, cải thiện chức năng của hệ thần kinh. Đặc biệt nó có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh rối loạn thần kinh như Alzheimer, Parkinson, chóng mặt, co giật, động kinh, tay chân run rẩy,...
Mua hàng tại đây: http://bit.ly/3gEt9NU
Trị mụn, làm đẹp da
- Cho tinh dầu cây sả vào nước tắm hoặc nước xông hơi mặt sẽ giúp da dẻ căng mịn, đẹp hơn. Đồng thời mụn nhọt như mụn trứng cá, mụn viêm cũng sẽ bị teo lại và giảm xuống đáng kể.
- Ngoài các công dụng kể trên thì tinh dầu sả để làm gì nữa? Tất nhiên là nó còn rất nhiều cách dùng khác. Điển hình như dùng để pha chế nước giải khát có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngừa ung thư. Ngoài ra cũng có thể dùng sả để giải độc cơ thể như chữa ngộ độc rượu. Không chỉ vậy, sả còn có thể kết hợp với các loại thảo mộc khác như quế, bạc hà để tạo thành tinh dầu sả quế hoặc tinh dầu bạc hà sả.
Mua tinh dầu sả ở đâu? Giá bao nhiêu?
Tinh dầu cây sả hiện nay được bán rất rộng rãi trên thị trường dưới nhiều dạng khác nhau như tinh dầu sả dạng xịt, dạng nguyên chất hoặc đã pha theo tỉ lệ nhất định.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm tinh dầu này trực tiếp tại các cửa hàng chuyên về tinh dầu hoặc mua online. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín để có được loại tinh dầu tốt nhất với nhu cầu sử dụng.
Mua hàng tại đây: http://bit.ly/2AUPZjZ
Cách làm tinh dầu sả tại nhà
Bên cạnh việc tìm mua các loại tinh dầu sả có bán trên thị trường bạn cũng có thể tự làm tinh dầu sả tại để sử dụng theo các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Chọn loại củ sả có độ già từ 10 tháng trở lê cắt bỏ phần rễ, lá và các vỏ bị úa, vàng. Cắt sả thành khúc 4 – 5cm và đập dập. Lưu ý là không đập quá nát.
- Bước 2: Lau khô lọ thủy tinh, bỏ các khúc sả đã đập dập vào. Chỉ cần bỏ vào nửa hũ là được, không nên quá đầy.
- Bước 3: Cho rượu và nước sạch vào lọ thủy tinh đã bỏ sả vào trong. Tỉ lệ rượu và nước là 1:1. Cần đổ hỗn hợp nước và nước ngập sả, sau đó đậy kín nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Bước 4: Sau 3 ngày, bạn lấy phần nước ra để riêng. Tiếp tục lấy phần củ sả và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Cho phần vừa xay này vào hũ cùng với phần nước rượu và đậy nắp kín.
- Bước 5: Sau 3 tuần, dùng miếng gạc sạch lọc bỏ phần bã sả, lọc lấy phần tinh dầu đã lắng lại. Phần bã sả vừa lọc ra tiếp tục cho vào hũ và ngâm tiếp. Phần tinh dầu sả vừa thu được cho vào 1 hũ nhỏ và đậy nắp kín.
- Bước 6: Công đoạn lọc phần bã sả có thể thực hiện 3 – 4 lần để lấy thêm phần tinh dầu sả lắng đọng lại. Cuối cùng, bạn được hũ tinh dầu sả nguyên chất và dùng dần.
Xem thêm cách làm tinh dầu sả chanh tại đây: https://bit.ly/3jPoGsE
Ngoài cách làm tinh dầu sả nguyên chất như trên, bạn có thể dùng sả kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra nhiều loại tinh dầu khác nhau. Ví dụ như tinh dầu chanh sả, tinh dầu sả quế, tinh dầu sả gừng,… Đây đều là những loại tinh dầu phổ biến và tốt cho sức khỏe.
Tinh dầu sả chanh là sản phẩm đem lại nhiều công dụng, lợi ích quý cho sức khỏe và sắc đẹp. Bạn nên sử dụng loại tinh dầu này thường xuyên để có một cơ thể dẻo dai, mạnh khỏe và tươi trẻ.
Thông tin
Tinh dầu Đất Việt là nhà sản xuất phân phối sỉ lẻ tinh dầu chất lượng uy tín nhất hiện nay.
- Showroom: OO2 Bạch Mã, Cư xá Bắc Hải, Phường 15, Quận 10, TPHCM. (Xem bản đồ tại đây: https://g.page/tinhdaudatviet?we)
- Hotline: 0916519980.
- Website: https://www.tinhdaudatviet.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/tinhdaudatviet/
- Shopee: https://bit.ly/38TtCdy
- Sendo: https://bit.ly/2CcZHyX
Có thể bạn quan tâm:
08/07/2020 17:14
Trong việc thụ thai, cái gì quan trọng hơn, tinh trùng hay trứng? Hầu hết mọi phụ nữ đều chú ý vào sức khoẻ ..
21/05/2020 17:13
Bạn muốn giải độc cho gan, nhưng bạn không biết giải độc gan như thế nào vừa đem lại hiệu quả mà lại an toàn..
20/05/2020 22:51
Tinh dầu ngoài những công dụng giúp thư giãn và làm đẹp bản thân nó còn có rấ..
19/05/2020 17:13
Sử dụng tinh dầu trị mụn là một biện pháp dưỡng da khá hay với nhiều ưu điểm có lợi, chẳng hạn như lành tính..
14/05/2020 17:57
Bệnh gout là gì? Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin tr..