10 Loại Tinh Dầu Trị Mụn Hiệu Quả Bạn Không Thể Bỏ Qua
19/05/2020 17:13
Sử dụng tinh dầu trị mụn là một biện pháp dưỡng da khá hay với nhiều ưu điểm có lợi, chẳng hạn như lành tính, thân thiện với sức khỏe…
Sử dụng tinh dầu trị mụn là một biện pháp dưỡng da khá hay với nhiều ưu điểm có lợi, chẳng hạn như lành tính, thân thiện với sức khỏe…
Hãy thử tưởng tượng: Bạn thức dậy vào một buổi sáng đẹp trời và nhìn vào gương rồi bỗng giật mình vì chỉ thấy những vết sưng đỏ trên trán hoặc má. Chắc chắn, mụn là một trong những cơn ác mộng lớn nhất đối với cả nam lẫn nữ và cũng ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào.
Bên cạnh việc dùng những sản phẩm phù hợp, bạn có thể tìm hiểu các loại tinh dầu trị mụn để góp phần giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ở làn da. Vậy đó là những tinh dầu nào? Sau đây là top #10 loại tinh dầu có thể giúp bạn giải quyết những nỗi lo về mụn.
Vì sao dùng tinh dầu trị mụn?
Tinh dầu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi nhằm điều trị mụn trứng cá và sẹo mụn. Điều này là do chúng được chiết xuất từ các loại thảo mộc, thực vật, hoa và vỏ cây cũng như trải qua quá trình điều chế để có được sản phẩm ở dạng tinh khiết nhất. Những loại dầu này sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rất có lợi cho làn da đang gặp vấn đề.
Nền y học Ayurveda khuyến khích sử dụng các loại tinh dầu để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và các tình trạng da khác. Vào khoảng năm 4.500 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng tinh dầu để bôi lên da cùng các phương thuốc khác.
Các loại tinh dầu trị mụn
1. Tinh dầu xô thơm
Xô thơm (sage) là loại thảo mộc phổ biến và cực kỳ hữu ích trong việc chống lại mụn trứng cá. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Dermatology and Allergology đã kiểm tra khả năng của cây xô thơm và cho thấy rằng loại thảo mộc này có hiệu quả cao trong việc chống lại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.
Cách dùng tinh dầu xô thơm trị mụn
Bạn cần có:
- 2 – 3 giọt tinh dầu xô thơm
- 10 ml dầu nền (dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu, dầu hạt nho…).
Cách dùng:
- Nhẹ nhàng vỗ dầu lên khu vực da đang bị ảnh hưởng từ 2 – 4 lần mỗi tuần. Để yên trong 30 – 45 phút rồi rửa sạch. Đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm từ tinh dầu trị mụn xô thơm sẽ giúp hạn chế sự phát triển của ổ mụn cũng như ngăn ngừa hiện tượng hình thành sẹo, thâm.
2. Tinh dầu trị mụn từ tràm
Tinh dầu tràm được coi là một trong những loại tinh dầu tốt nhất để điều trị mụn trứng cá, mụn sưng đỏ. Một thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 124 bệnh nhân đã nghiên cứu tác dụng của dầu cây tràm và benzoyl peroxide để đối phó với mụn trứng cá.
Kết quả cho thấy, những bệnh nhân sử dụng tinh dầu tràm trị mụn ít bị khó chịu về da hơn so với những người sử dụng benzoyl peroxide nhưng vẫn đem đến hiệu quả tương tự.
Cách dùng tinh dầu tràm trà
Bạn cần có:
- 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà
- Bông tẩy trang hoặc que bông gòn.
Cách dùng:
- Nhúng bông vào tinh dầu và nhẹ nhàng thoa lên khu vực có mụn bọc, mụn sưng viêm để làm dịu, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn cũng như kích thích mụn nhanh xẹp hoặc mau se cồi
- Dầu cũng xâm nhập vào lỗ chân lông nhằm trung hòa phần nào lượng dầu thừa ở khu vực này.
- Bạn có thể thực hiện cách này vào trước lúc đi ngủ hoặc 2 – 3 lần trong ngày.
3. Tinh dầu hoa oải hương
Đây có lẽ là một trong những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất. Một nghiên cứu cho thấy rằng hít tinh dầu oải hương có tác dụng làm dịu căng thẳng – nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá và từ đó giúp kiểm soát tình trạng da một cách tốt hơn.
Cách dùng tinh dầu hoa oải hương
Bạn sẽ cần:
- 10 – 12 giọt tinh dầu oải hương
- Một bát nước nóng
- Khăn tắm.
Cách dùng:
- Cho dầu vào bát nước nóng
- Trùm kín đầu để xông hơi da mặt, hít thở sâu
- Sau khi nước nguội bớt, bỏ khăn ra
- Dùng khăn sạch thấm nhẹ để mặt ráo nước hoặc để da khô tự nhiên là tốt nhất
- Dầu oải hương có đặc tính kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Hơn nữa, hơi nước nóng còn giúp bạn khơi thông tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó hạn chế nguy cơ mụn xuất hiện.
4. Tinh dầu quả bách xù
Loại tinh dầu giúp trị mụn này được biết đến với tính chất sát trùng, khử độc và cải thiện lưu thông máu. Một nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu cây bách xù là một giải pháp hữu hiệu cho mụn trứng cá khi thoa lên da.
Cách dùng tinh dầu bách xù
Bạn sẽ cần:
- 2 – 3 giọt dầu cây bách xù
- Gel lô hội (nha đam).
Cách dùng:
- Cho từ 1 – 2 giọt tinh dầu cây bách xù vào gel, trộn đều
- Bôi lên da và để qua đêm
- Nha đam được biết đến với tác dụng làm dịu da và chữa kích ứng. Khi kết hợp cùng tinh dầu cây bách xù, hỗn hợp sẽ đem lại khả năng kháng khuẩn và giải độc, giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố, từ đó hỗ trợ trị mụn một cách hiệu quả.
5. Tinh dầu hương thảo
Dầu hương thảo giàu các hợp chất có lợi đồng thời sở hữu khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm sưng xảy ra do lỗ chân lông bị tắc.
Cách sử dụng tinh dầu trị mụn từ hương thảo
Bạn sẽ cần:
- 6 giọt tinh dầu hương thảo
- 3/4 chén bột yến mạch
- 1/2 tách trà xanh
- 1/2 cốc nước hoa hồng.
Cách dùng:
- Trộn tất cả các thành phần cho đến lúc hỗn hợp đặc lại và hòa quyện với nhau
- Xoa đều lên mặt hoặc khu vực cần tập trung trị mụn
- Để cho hỗn hợp khô rồi rửa sạch.
Bột yến mạch sẽ nhẹ nhàng lấy đi các vảy da chết trong khi trà xanh và tinh dầu hương thảo mang đến khả năng kháng khuẩn nhằm tiêu diệt vi trùng và vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước hoa hồng còn giúp làm dịu da, giảm thiểu khả năng kích ứng.
6. Tinh dầu trị mụn từ lá khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp giúp điều tiết, giảm bã nhờn trên da và do đó khá hữu ích trong quá trình kiểm soát mụn trứng cá.
Cách sử dụng tinh dầu khuynh diệp để trị mụn trứng cá
Bạn sẽ cần:
- 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp
- Kem dưỡng ẩm.
Cách dùng:
- Thêm hai đến ba giọt tinh dầu khuynh diệp vào kem dưỡng ẩm của bạn và trộn đều
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da đang gặp vấn đề
- Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính trị liệu. Dầu không chỉ giết chết vi khuẩn, loại bỏ kích ứng da mà còn điều trị mụn trứng cá, u nang và mụn nhọt.
7. Tinh dầu húng quế
Đặc tính kháng khuẩn của loại tinh dầu này giúp nó đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mụn trứng cá, nuôi dưỡng làn da của bạn sâu từ bên trong và làm giảm các hoạt động của vi khuẩn hoặc vi trùng gây viêm, nhiễm trùng da.
Cách sử dụng tinh dầu húng quế trị mụn
Bạn sẽ cần:
- 2 giọt tinh dầu húng quế
- 2 thìa cà phê gel lô hội.
Cách thực hiện:
- Trộn dầu húng quế với gel lô hội trong một cái bát
- Xoa đều trên da cho đến khi hỗn hợp ngấm dần.
Dầu húng quế có chứa axit linoleic mang đặc tính chống viêm giúp làm dịu sưng ở vùng bị mụn cũng như rất tốt cho làn da đang gặp vấn đề.
8. Tinh dầu gỗ đàn hương
Tinh dầu gỗ đàn hương cực kỳ có lợi trong việc kiểm soát mụn trứng cá và mụn. Dầu là chất khử trùng, làm se và giúp khóa độ ẩm, hỗ trợ điều trị các tình trạng da khác như bệnh vảy nến…
Cách sử dụng dầu gỗ đàn hương trị mụn
Bạn sẽ cần:
- 2 – 3 giọt tinh dầu gỗ đàn hương
- Dầu nền (dầu dừa, argan hoặc dầu jojoba).
Cách dùng:
- Trộn cả hai loại dầu hỗn hợp
- Nhẹ nhàng massage hỗn hợp trên toàn mặt hoặc khu vực bị ảnh hưởng
- Gỗ đàn hương là một thảo dược mạnh mẽ và hiệu quả, giúp bạn loại bỏ vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
9. Tinh dầu trị mụn từ hoa cúc
Tinh dầu hoa cúc được biết đến với tính chất làm dịu đáng kinh ngạc. Dầu cũng giúp kiểm soát viêm da và giảm các dấu hiệu viêm có thể nhìn thấy.
Cách sử dụng dầu hoa cúc trị mụn
Bạn sẽ cần:
- 2 giọt tinh dầu hoa cúc
- 30 ml dầu jojoba
- 1 thìa cà phê gel lô hội.
Cách thực hiện:
- Lấy một cái bát và trộn các loại dầu.
- Lấy một lượng nhỏ hỗn hợp dầu trong tay, trộn đều với gel lô hội và thoa lên mặt.
Tinh dầu hoa cúc làm dịu tình trạng viêm xung quanh mụn trứng cá trong khi nha đam có tác dụng dưỡng ẩm cho làn da đang bị tổn thương.
10. Trị mụn với tinh dầu bưởi
Dùng tinh dầu bưởi với nước nóng để xông hơi cho da mặt, làm lỗ chân lông mở rộng, giúp các bụi bẩn chui ra khỏi bề mặt da.
Cách sử dụng tinh dầu bưởi trị mụn
Bạn sẽ cần
- 3 giọt tinh dầu vỏ bưởi.
- 5 giọt nước cốt chanh.
- 2 muỗng bột yến mạch kèm theo nước để thành hỗn hợp sánh mịn.
Cách thực hiện:
Thoa đều hỗn hợp lên da, đợi khoảng 20 phút cho mặt nạ khô lại thì rửa sạch mặt với nước ấm. Chỉ cần thực hiện 2 lần mỗi tuần.
Có thể bạn quan tâm:
16/05/2020 18:03
Quế có vị cay, nóng và được sử dụng như một loại gia vị, một vị thuốc Đông Y. Nhưng tinh dầu quế thì sao? Liệu bạn đ..
12/05/2020 22:07
Chúng ta hầu như đều quen thuộc với bạc hà! Tuy vậy khi nói đến tinh dầu bạc hà thì có lẽ phần lớn chú..